Năng lực LAS XD 928

Cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật công trình có 5 phòng được đặt ở 2 địa điểm. Theo danh mục tài sản tính đến tháng 12 năm 2015 thì Phòng đang quản lý và sử dụng 126 đầu danh mục tài sản cố định và công cụ lao động nhỏ. Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật công trình đã được cấp LAS–XD928 theo Quyết định số  207/QĐ-BXD ngày 18 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng. Phòng thí nghiệm đã hoàn chỉnh các quy trình quản lý và thí nghiệm theo hướng xây dựng ISO 9001:2000 để trở thành phòng thí nghiệm có tính chuyên nghiệp cao.

Cơ sở vật chất của Phòng thí nghiệm

 

TT

Địa điểm Số lượng phòng Tổng diện tích, m2

Ghi chú

1

Nhà K khu B Đại học Mỏ Địa chất

2

100 m2

Mỗi phòng có diện tích 50m2. Một phòng dùng cho thí nghiệm hiện trường. Một phòng dùng cho thí nghiệm đất xây dựng. Phục vụ hướng dẫn sinh viên thực tập. Cả 2 phòng đều đã và đang xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo điều kiện môi trường học tập và an toàn cho các thiết bị. Phòng đã làm đơn xin chữa nhiều lần.

2

Tầng 1 Nhà D khu A Đại học Mỏ – Địa chất

2

100 m2

Một phòng diện tích 70m2, là nơi tập trung các thiết bị điện tử, hiện đại của Phòng, chủ yếu phục vụ đào tạo học viên, NCS, đề tài, dự án và sản xuất. Một phòng diện tích 30m2. Dùng để hướng dẫn môn thí nghiệm vật liệu xây dựng cho sinh viên.

 

TT Tên thiết bị Nước sản xuất Năm sử dụng Tính năng của thiết bị

Số lượng (bộ)

1 Hệ thống thiết bị ba trục động Italy 2011 Thực hiện các thí nghiệm ba trục với tải trọng động chu kỳ cho các mẫu đất 1
2 Hệ thống thiết bị trục tĩnh Italy 2011 Thực hiện các thí nghiệm ba trục với tải trọng tĩnh các mẫu đất 1
3 Hệ thống thiết bị TN cơ lý đá Italy 2011 Thực hiện các thí nghiệm đơn trục và ba trục cho mẫu đá, bê tông 1
4 Hệ thống đầm Proctor/CBR tự động Italy 2011 Đầm chế bị mẫu đất 1
5 Hệ thống thiết bị cắt phẳng autoshear Italya 2011 Thực hiện thí nghiệm cắt mẫu đất theo một mặt phẳng định trước 1
6 Thiết bị nén đa năng Italy 2011 Thực hiện thí nghiệm nén đơn trục, ba trục mẫu đất tự nhiên, mẫu đất gia cố 1
7 Hệ thống thiết bị động biến dạng nhỏ pít Mỹ 2011 Kiểm tra mức độ đồng nhất (phát hiện khuyết tật) trong các cấu kiện bê tông nằm dưới đất bằng phương pháp động biến dạng nhỏ 1
8 Hệ thống thiết bị nén ngang Dinatomet Italy 2011 Thực hiện thí nghiệm nén ngang ngoài hiện trường 1
9 Hệ thống thiết bị quan trắc chuyển vị ngang Mỹ 2011 Quan trắc chuyển vị ngang của công trình, khối trượt,… 1
10 Bộ thiết bị nén đơn trục không nở hông Trung Quốc 2009 Thực hiện thí nghiệm nén đơn trục không nở hông mẫu đất (nén nhanh, nén cố kết) 5
11 Thiết bị xuyên tĩnh CPTu Hà Lan 2006 Thực hiện thí nghiệm xuyên tĩnh kết hợp với đo áp lực nước lỗ rỗng ngoài hiện trường  1
12 Thiết bị thí nghiệm xuyên tĩnh cơ Indonesia 2006 Thực hiện thí nghiệm xuyên tĩnh ngoài hiện trường 1
13 Thiết bị thí nghiệm siêu âm Mỹ 2006 Kiểm tra mức độ đồng nhất (phát hiện khuyết tật) trong các cấu kiện bê tông nằm dưới đất bằng phương pháp xung siêu âm 1
14 Thiết bị nén ngang PMT Pháp 2006 Thực hiện thí nghiệm nén ngang trong hố khoan 1
15 Thiết bị thí nghiệm xuyên động DCP Techotes 2006 Thực hiện thí nghiệm xuyên động bằng mũi côn hình nón ngoài hiện trường 1
16 Thiết bị khoa khoan khảo sát XY-1 Trung Quốc 2006 Thực hiện khoan các lỗ khoan khảo sát ngoài hiện trường 1
17 Thiết bị thí nghiệm CBR hiện trường Techotes 2006 Thực hiện thí nghiệm CBR ngoài hiện trường (xác định chỉ số CBR cho nền đường….) 1
18 Thiết bị cắt cánh hiện trường Geonor H70 Na Uy 2006 Thực hiện thí nghiệm cắt cánh trong hố khoan  1

Với những thiết bị thí nghiệm trong phòng và ngoài trời được trang bị đạt các tiêu chuẩn quốc tế đã nâng cao một bước đáng kể năng lực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo ngành Địa chất công trình – Địa kỹ thuật của trường Đại học Mỏ-Địa chất. Dưới đây là một số thiết bị chủ yếu và các tính năng của chúng:

– Máy nén 3 trục tĩnh TRITECH 50 KN của hãng CONTROLS WYKEHAM FARANCE. Thiết bị được thiết kế để có thể sử dụng như là một bộ phận trong hệ thống thí nghiệm 3 trục điều khiển bằng máy tính hoặc hoạt động như một thiết bị độc lập. Giao diện RS 232 cho phép sử dụng TRITECH vào thí nghiệm đường ứng suất biến đổi một cách hoàn toàn độc lập. Hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu GEODATALOG 16 kênh cho các thí nghiệm địa kỹ thuật và được kết nối với máy tính.

– Máy nén 3 trục động 50KN của hãng CONTROLS WYKEHAM FARANCE với bộ điều khiển IMACS 20 BIT, 13 kênh, Actuator 5 KN điều khiển bằng khí nén, đáp ứng các tiêu chuẩn: BS 1377:8; ASTM D2850, D4767. Hệ thống thí nghiệm 3 trục lặp điều khiển bằng tín hiệu phản hồi sẽ áp lên mẫu đất những mức tải theo chu kỳ hoặc tải động. Đây là hệ thống được điều khiển bằng kỹ thuật số, sử dụng hệ thống khí nén chu trình kín, điều khiển 3 thông số: tải dọc trục và chuyển vị dọc trục, áp lực hông và áp lực ngược. Thiết bị cho phép xác định các thông số động của đất theo tiêu chuẩn ASTM D5311 và ASTM D3999 như: Mô đun đàn hồi động, mô đun trượt động, hệ số giảm chấn, cho phép tạo nên các tải trọng chu kỳ hoặc tải trọng động có tần số và biên độ khác nhau, kể cả các dao động của các trận động đất để nghiên cứu tính chất động của đất. Thiết bị cho phép nghiên cứu khả năng hóa lỏng của cát khi chịu tác động của các dao động địa chấn. Điều này cho phép nghiên cứu đánh giá khả năng ổn định của nền công trình có móng được đặt trên cát khi chịu tác động của động đất. Thiết bị thí nghiệm 3 trục động được thiết kế mở, phục vụ tốt cho các nghiên cứu về tính chất động của đất nền.

Máy nén đa năng UNIFRAME. Đây là dòng máy vạn năng để thử uốn/nén tự động 50KN cho nhiều loại vật liệu khác nhau và thực hiện nén 3 trục nhanh, nén nở hông tự do, nén CBR…, có thể thí nghiệm CBR theo các tiêu chuẩn ASTM D1883; AASHTO T193; Thí nghiệm nén nở hông tự do theo các tiêu chuẩn:  ASTM D2166, BS 1377:7; Thử nghiệm uốn mẫu ximăng – đất theo tiêu chuẩn ASTM D1635; Thí nghiệm 3 trục nhanh theo các tiêu chuẩn: BS 1377; ASTM D2850; Thí nghiệm nén 1 trục theo tiêu chuẩn ASTM D 1633.

– Thiết bị nén cố kết liên tục (CRS). Phần mềm xử lý dữ liệu CRS theo ASTM D4186 và phần mềm xử lý dữ liệu thí nghiệm CBR theo BS 1377:4

– Máy cắt phẳng AUTOSHEAR cho phép xác định khả năng kháng cắt dư tự động. Máy được điều khiển thông qua bộ điều khiển bằng công nghệ vi xử lý Automax. Bộ điều khiển sẽ đọc và xử lý các số liệu về lực cắt, chuyển vị, điều khiển mô tơ với các hệ thống chu trình kín bảo đảm cho các tính năng tự động thực hiện thí nghiệm.

– Máy nén 3 trục đá kỹ thuật số 2000KN Model: 50-C4632 tiến hành thí nghiệm nén 3 trục các loại đá với thiết bị thu thập dữ liệu 8 kênh

Máy xuyên tĩnh điện đo áp lực nước lỗ rỗng (CPTU) của hãng GEOMIL Hà Lan. Thí nghiệm xuyên CPTU xác định các thông số qc, fs và áp lực nước lỗ rỗng U. Từ các thông số đo trực tiếp cho phép phân loại đất và xác định chính xác địa tầng; xác định một số chỉ tiêu vật lý như g; xác định các chỉ tiêu cơ học như: góc ma sát trong (φ), sức kháng cắt không thoát nước (Su), độ chặt (Dr), chỉ số nén (Cc), hệ số cố kết ngang (Ch), hệ số thấm (Kh), mô đun cắt (G), mô đun biến dạng (E) và áp lực tiền cố kết (Pc).

– Thiết bị xuyên động TP 211

– Thiết bị CBR hiện trường T640 của hãng  TECHNOTEST (Italy)

– Thiết bị nén hông (Menard Presssuremeter) của hãng APAGEO SEGELM (Pháp). Thiết bị nén ngang cho phép tiến hành trong hố khoan tại các độ sâu khác nhau để xác định mô đun biến dạng của đất.

– Thiết bị nén ngang Marchetti Dilatometer. Thiết bị nén ngang Marchetti Dilatometer cho phép xác định các thông số của đất như: Mô đun biến dạng, sức chống cắt không thoát nước (Su) áp lực nước lỗ rỗng, hệ số thấm, hệ số cố kết ngang Ch

– Thiết bị siêu âm cọc khoan nhồi CLS của hãng PILE DYNAMICS (Mỹ) được sử dụng để đánh giá chất lượng cọc khoan nhồi.

– Thiết bị đo biến dạng nhỏ PIT hãng PDI Hoa kỳ với bộ vi xử lý Microprocessor SA 1110 có cài đặt sẵn cạc nhớ để lưu dữ liệu, đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ASTM D5882, được sử dụng để đánh giá chất lượng cọc khoan nhồi.

– Thiết bị cắt cánh hiện trường FFL200 của hãng GEOMIL gắn liền với thiết bị xuyên tĩnh CPTU và thiết bị cắt cánh GEONOR của Nauy, kiểu H-70, sử dụng để cắt cánh trong hố khoan

– Thiết bị quan trắc dịch chuyển ngang Slope Indicator của Hoa kỳ. Thiết bị này cho phép quan trắc dịch chuyển ngang của các vách hố móng sâu, quan trắc dịch chuyển trượt…

Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật công trình đã được cấp LAS–XD928 theo Quyết định số  207/QĐ-BXD ngày 18 tháng 5 năm 2010. Với những những thiết bị hiện đại của phòng thí nghiệm, sinh viên sẽ được nâng cao kiến thức và thực hành cũng như làm quen với các thiết bị và công nghệ mới trong ngành Địa chất công trình – Địa kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đạị học và sau đại học.

Theo chương trình đào tạo chuyên ngành Địa chất công trình-Địa kỹ thuật của trường Đại học Mỏ-Địa chất hiện nay, sinh viên có thời gian thực tập và làm quyen với các bài thí nghiệm đất đá xây dựng, vật liệu xây dựng trong phòng thí nghiệm cũng như thực hiện các thí nghiệm địa kỹ thuật hiện trường nên đã nắm bắt được các kỹ năng thực hành để có thể vận dụng tốt khi ra trường. Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật công trình đã góp phần cho công tác đào tạo cấp hàng trăm chứng chỉ “ Phương pháp xác định các tính chất cơ-lý của đất trong phòng thí nghiệm”  và  “Các phương pháp thí nghiệm Địa kỹ thuật hiện trường” của Bộ môn Địa chất công trình.

Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật công trình đã được cấp LAS–XD928 theo Quyết định số  207/QĐ-BXD ngày 18 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng. Trong thời gian tới, phòng thí nghiệm sẽ hoàn chỉnh các quy trình quản lý và thí nghiệm theo hướng xây dựng ISO 9001:2000 để trở thành phòng thí nghiệm có tính chuyên nghiệp cao. Với những những thiết bị hiện đại của phòng thí nghiệm và hoạt động có tính chuyên nghiệp, phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật công trình sẽ đáp ứng yêu cầu nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cho sinh viên ngành Địa chất công trình –Địa kỹ thuật, tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với các thiết bị và công nghệ mới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đạị học và sau đại học. Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật công trình sẽ phục vụ tốt công tác nghiên cứu khoa học cũng như tham gia giải quyết các vấn đề chuyên môn của các dự án đầu tư trong và ngoài nước, có thể mở rộng hợp tác trong công tác nghiên cứu khoa học với các đối tác nước ngoài.